Sức Mạnh Của Lời Nói – Chìa Khóa Vàng Dẫn Đến Thành Công

Nếu như suy nghĩ có sức mạnh tạo nên những hệ quả lớn lao, thì lời nói lại có ảnh hưởng lớn đến đời sống con người. Suy nghĩ thì thai nghén, còn lời nói thì sản sinh. Suy nghĩ, tư tưởng xấu có thể ngăn chặn kịp, nhưng lời nói xấu thì không thể thu hồi được.

Lời nói có một sức mạnh không thể nhìn thấy mà tác động đến chúng ta một cách mạnh mẽ. Với lời nói, chúng ta có thể kết nối với nhau và tạo ra sự thấu hiểu và quan tâm. Nhưng cũng có thể sử dụng lời nói để làm tổn thương người khác.

Xem video trên YouTube

“Lời nói chẳng mất tiền mua, 

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”

Vậy nên sức mạnh của lời nói là vô biên. Nếu điều khiển được phát ngôn của mình, bạn đã cầm chắc được chiếc chìa khóa dẫn đến thành công. 

Lời nói là kỹ năng quan trọng trong giao tiếp

Sức mạnh vô hình của lời nói là gì? Thực chất, “Nói” không đơn thuần chỉ là một hoạt động thường nhật mà còn là kỹ năng trong giao tiếp, tranh luận, trình bày ý tưởng. Sức mạnh của lời nói thể hiện ở khả năng sử dụng ngôn ngữ, trình bày lưu loát cùng phong thái tự tin, bản lĩnh.

Với những diễn giả, nhà diễn thuyết chuyên nghiệp, để thu hút và gây ấn tượng với người nghe, họ thường chuẩn chị cho mình một phần mở đầu hoàn hảo. 

Chỉ trong khoảng thời gian ngắn ngủi này, họ vận dụng rất nhiều kỹ năng như mở đầu bằng những con số thống kê, một tình huống gây sốc, một câu chuyện hài hước, những câu hỏi bất ngờ… thay vì chỉ giới thiệu về bản thân, chủ đề chính theo kiểu công thức thông thường. 

Điều quan trọng trong giao tiếp là người nói phải kết nối được với người nghe, không chỉ truyền tải thông điệp mà còn truyền tải cảm hứng. Người nói phải đặt mình vào vị trí người nghe, tôn trọng và chiếm lấy trái tim của họ.

Hẳn bạn còn nhớ, sự kiện Nick Vujivic đến Việt Nam, những buổi diễn thuyết của anh luôn trong tình trạng “quá tải” người xem. Bạn có bao giờ thắc mắc, người khuyết tật thì nhiều, người biết vượt lên hoàn cảnh cũng không ít nhưng tại sao chỉ có Nick mới truyền được cảm hứng cho hàng triệu người trên khắp thế giới? Đơn giản vì anh là người có bản lĩnh và kỹ năng thuyết trình cực tốt. Anh kết nối người nghe bằng trái tim, bằng sự duyên dáng hài hước và bằng cả những câu chuyện đầy thuyết phục của mình.

Xem bài tương tự:  Lương Thiện Dưới Góc Nhìn Hiện Đại

Có lẽ các bạn cũng biết đến doanh nhân, nhà sáng chế người Mỹ, Steve Jobs – người được nhắc đến như linh hồn của Apple. Những buổi thuyết trình của ông luôn trong tình trạng “quá tải” người xem bởi ông có giọng nói, cách thức truyền tải cùng tác phong vô cùng chuyên nghiệp. 

Người ta luôn trông chờ những điều mới mẻ, những chia sẻ, những câu chuyện thú vị từ vị CEO này.

Hay như Larry King, tại sao ông lại được mệnh danh là “vua truyền hình”, “ông hoàng truyền hình Mỹ”? Bởi khi bắt đầu nói một vấn đề, ông luôn tạo được sự thu hút với lối dẫn đặc biệt, đi vào lòng người nghe.

Thật vậy, lời nói đóng vai trò rất quan trọng trong giao tiếp. Nó không chỉ giúp bạn trình bày vấn đề lưu loát, cuốn hút mà còn thể hiện được “uy lực” của bản thân khi bạn tranh luận. Người có tư duy và lối phản biện sắc sảo sẽ có được nhiều ưu thế hơn, khả năng chiến thắng cao.

Và hơn ai hết, những người trẻ cần trang bị ngay cho mình kỹ năng giao tiếp cần thiết này. Đừng để sự nhút nhát, hạn chế trong khả năng truyền đạt cản bước thành công của bạn.

Giá trị và ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống

Trong lịch sử nhân loại, ngôn ngữ được hình thành qua quá trình lao động sản xuất, chinh phục thiên nhiên và xây dựng mối quan hệ cộng đồng. Con người sử dụng ngôn ngữ để bày tỏ tư suy nghĩ, tưởng tình cảm của bản thân với những người xung quanh. 

Thật vậy, trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta lời nói mang ý nghĩa vô cùng to lớn. Lời nói được thốt ra từ trí tuệ và tâm tư của người này sẽ đến được với trí tuệ và tâm tư người khác. Đó chính là phương tiện giúp mọi người kết nối, gắn kết với nhau hơn.

Lời nói sẽ đem lại sự giúp đỡ giữa người với người, nâng đỡ tinh thần, an ủi khi buồn, chia sẻ khi vui. Sức mạnh tinh thần vô hình mà lời nói mang đến sẽ giúp con người ta vượt qua thử thách, khó khăn và gặt hái nhiều thành tựu hơn. 

Xem bài tương tự:  Tìm Lại Động Lực Khi Bế Tắc Trong Công Việc

Trong công việc, lời nói là cách thức trao đổi làm việc nhóm, góp ý, động viên nhau giữa các thành viên. Còn trong đời sống thường nhật, lời nói là sự bày tỏ yêu thương, chia sẻ cùng nhau.

Để có được những lời nói có giá trị và mang ý nghĩa cao đẹp, chúng ta phải rèn luyện nhân cách, trau dồi phẩm chất của bản thân. Mỗi người cần rèn luyện tính cách ôn hòa, kiên nhẫn, biết khiêm tốn, bao dung với người khác và nghiêm khắc với chính bản thân mình. 

Khi đó, chúng ta mới có thể giao tiếp bằng lời nói một cách lịch sự, văn minh và đạt hiệu quả cao nhất.

Vận dụng sức mạnh của lời nói

Giao tiếp không chỉ là nghệ thuật mà giao tiếp cũng chính là một kỹ năng. Vì thế, nó đòi hỏi quá trình rèn luyện, học tập không ngừng. 

Nói được lời vàng ý ngọc, đem lại thành công hay chỉ như những chú vẹt nói theo mẫu chung mà không thật sự hiểu gì, tất cả nằm ở cách bạn vận dụng sức mạnh của lời nói.

Hạn chế từ ngữ mang nghĩa phủ định

Các nhà tâm lý học điều tra phát hiện rằng, việc hạn chế dùng từ mang nghĩa phủ định trong giao tiếp sẽ đạt hiệu quả tốt hơn là sử dụng chúng. 

Lý do là khi bạn dùng từ mang tính phủ định sẽ khiến đối phương sinh ra cảm giác bị ra lệch, bị đánh giá. Dù bạn nói rõ được quan điểm của mình thì họ cũng không dễ dàng tiếp nhận.

Thay vì nói “Tôi không đồng ý anh làm như thế”, bạn có thể đổi thành “Tôi hy vọng anh suy nghĩ kỹ hơn về việc đó/cân nhắc về việc làm điều đó”. Cùng một vấn đề, chúng ta có thể thay đổi cách dùng từ để biểu đạt thích hợp hơn.

Phát huy tác dụng của ngôn ngữ cơ thể

Ngôn ngữ cơ thể kết hợp cùng với lời nói là kỹ năng giao tiếp luôn đem lại hiệu quả lớn. Bạn cần học cách điều chỉnh ngôn ngữ cơ thể khi trò chuyện vì đôi khi những hành vi của cơ thể là bản năng sẽ phản lại sự thiếu trung thực trong lời nói của bạn.

Mọi người có thể đánh giá một phần con người của nhau thông qua những cử chỉ, hành động ấy. Đôi khi một ánh mắt, một nụ cười hay một thao tác tay của bạn cũng có thể làm người khác dễ hiểu hơn rất nhiều.

Xem bài tương tự:  Tình Yêu Gia Đình: Nguồn Động Lực Mạnh Mẽ Cho Công Việc

Nói đúng trọng tâm vấn đề

Khi giao tiếp, bạn nên nói chuyện một cách rõ ràng, chậm rãi và nói đúng vào trọng tâm của vấn đề để người nghe tiếp thu đầy đủ nội dung, thông tin truyền đạt. Từ đó cho thấy bạn là người chỉnh chu, trưởng thành và làm người nghe tin tưởng hơn. 

Hạn chế nói lấp lửng, lặp từ và nói ngọng để tránh làm đối phương hiểu sai ý và mất đi sự tin tưởng với bạn.

Ngoài ra, cần xác định nội dung trước và chuẩn bị lời nói để phù hợp với từng trường hợp giao tiếp. Phân chia lời nói, ngắt đoạn rõ ràng để đối phương dễ nghe, dễ hiểu hơn.

Nếu muốn lời nói có trọng lượng hơn, nên kết hợp cùng với ngôn ngữ cơ thể hoặc cách nói nguyên nhân – kết quả.

Không hứa khi vui, nói khi đang nóng giận

Nghiên cứu của các chuyên gia tâm lý cho thấy, trí lực của con người trong những thời điểm tâm trạng bất ổn chỉ bằng đứa bé 6 tuổi.

Khi tâm trạng không ổn định, người ta thường biểu đạt không đúng với suy nghĩ của mình. Lý lẽ bất phân, ngôn ngữ không rõ ràng thì càng không thể đưa ra định đúng đắn gì cả.

Tác giả người Anh, W. Somerset Maugham từng nói: “Người ta có đủ thời giờ để lựa lời, nhưng không có cơ hội để rút lại”. Thật vậy, trong công việc hay cuộc sống, một câu nói cũng có thể biến bạn thành thù. 

Do đó, nên cẩn thận và hạn chế lời nói khi tâm trạng bạn không tốt.

Chọn lọc câu chữ trong lời nói

Đôi khi cách nhận xét, đánh giá sự việc một cách thái quá của bạn sẽ khiến người đối diện cảm thấy tâm trạng tồi tệ hơn. Dù trong tình huống bạn gặp phải người thực sự tệ thì cũng nên khích lệ, tránh nói thẳng và nói theo hướng tiêu cực.

Việc an ủi, động viên, khích lệ họ sẽ giúp bạn trở nên dễ chịu hơn cũng như làm cho người đối diện không bị bế tắc.

Hiểu được sức mạnh của lời cảm ơn và biết nói đúng lúc, đúng chỗ là cách nhanh và tiết kiệm nhất để bạn thành công.

Lời Kết

Hãy học cách nói những lời xuất phát từ trái tim. Sự chân thành luôn được đánh giá cao, chứng tỏ được sự trưởng thành và trách nhiệm đối với chính lương tâm của mình.

Hãy biến lời nói thành hạt giống, gieo vào lòng người nghe những thanh âm ngọt ngào để thế giới này trở nên tốt đẹp hơn bạn nhé!