10 Cách Nuôi Dưỡng Các Mối Quan Hệ

Mối quan hệ là một phần quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, và biết cách chăm sóc và phát triển chúng sẽ giúp chúng ta có một cuộc sống hạnh phúc và viên mãn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ bàn về 10 cách để nuôi dưỡng các mối quan hệ.

Xem video trên YouTube

1. Xây dựng hình ảnh tích cực

Hình ảnh thương hiệu cá nhân của bạn sẽ là yếu tố quan trọng để mọi người quyết định có tiến đến mối quan hệ hợp tác lâu dài hay không. Xây dựng hình ảnh tích cực, chuyên nghiệp cũng là cách để bạn duy trì và phát triển các mối quan hệ của mình. 

Hình ảnh tích cực thường được thể hiện qua cách cư xử, giao tiếp và cách nhìn nhận vấn đề của bạn. Sẽ không ai thích nói chuyện với những người luôn khó chịu hay cố chấp, áp đặt bản thân lên người khác quá nhiều. Hãy luôn giữ thái độ hòa nhã, lạc quan và lịch sự trong khi một mối quan hệ nhé. Khả năng giao tiếp tốt cũng sẽ giúp bạn rất nhiều trong quá trình xây dựng thương hiệu cá nhân của mình đó. Đừng quên trau dồi về kỹ năng giao tiếp, ứng xử hằng ngày nhé. 

2. Không ngừng nuôi dưỡng

Để  mở rộng mạng lưới mối quan hệ mới, bạn hãy cố gắng nuôi dưỡng các mối quan hệ đã có xung quanh bạn. Bạn cần dành thời gian để làm quen và vun đắp, để cả đôi bên làm quen lẫn nhau. Vì mạng lưới mối quan hệ rộng, vững chắc không chỉ nằm ở việc bạn sưu tập được bao nhiêu danh thiếp, mà chất lượng của một mạng lưới quan hệ tốt thể hiện qua việc bạn và họ có thể tin tưởng lẫn nhau và hợp tác lâu dài. 

Trò chuyện, hỏi thăm thường xuyên hay cùng nhau làm một vài hoạt động sẽ giúp khoảng cách đôi bên được rút ngắn lại, và sự hiểu nhau cũng sẽ tăng thêm. Bạn chắc chắn sẽ củng cố thêm mức độ vững chắc cho mối quan hệ của mình, từ đó, có thể mở rộng mạng lưới của mình.  

Xem bài tương tự:  Khi Cuộc Đời Đặt Ta Trước Ngã Rẽ

3. Tôn trọng sự khác biệt

Trong một mạng lưới quan hệ, bạn sẽ giao tiếp và gặp gỡ rất nhiều người khác nhau. Và mỗi người sẽ là một cá thể riêng biệt. Họ sẽ mang những cảm xúc, góc nhìn và có những cách hành xử khác nhau. Bạn cần biết cách chấp nhận và tôn trọng sự khác biệt này.

Để có thể chấp nhận và tôn trọng những khác biệt giữa các mối quan hệ, lắng nghe và đồng cảm với đối phương sẽ là 2 điều cần thiết cho bạn. Chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc chân tình trong quá trình hợp tác sẽ giúp mọi người tin tưởng và gắn bó nhau nhiều hơn. 

4. Lắng Nghe 

Một mối quan hệ tốt và bền vững đòi hỏi bạn phải biết lắng nghe. Lắng nghe cũng là một cách giao tiếp văn minh và văn hóa. Có thể bạn cho rằng lắng nghe là việc làm đơn giản nhưng bạn đã nhầm. Lắng nghe là một chuyện nhưng để hiểu được ý của người nói và bạn lắng nghe được những gì từ họ thì lại là một chặng đường dài.

Lắng nghe tích cực là cách gia tăng sự tin tưởng và kết nối giữa các thành viên trong một tổ chức. Tránh ngắt lời đối phương và phán xét quan điểm của họ. Nếu có thể, hãy dùng lại lời của đối phương để cho họ biết rằng bạn đã hiểu và quan tâm đến ý kiến của họ.

5. Quan Tâm

Nếu bạn không quan tâm đến người khác thì cũng đừng mong chờ người khác quan tâm đến bạn. Đó là quy luật. Vì vậy, để có một mối quan hệ tốt đẹp với tất cả mọi người từ bạn bè đến đồng nghiệp bạn cần mở lòng và quan tâm tới họ. Có như vậy, bạn mới nhận lại được sự quan tâm ngược lại.

Hãy thể hiện sự quan tâm của bạn đến với mọi người bằng cách hỏi thăm về cuộc sống cá nhân, hoàn cảnh gia đình hay công việc của họ. Tuy nhiên, hãy cẩn trọng để không xâm phạm quá sâu vào vấn đề riêng tư của mỗi người.

Xem bài tương tự:  Thực Hành Lòng Biết Ơn: Con Đường Đến Tâm Hồn Bình An

6. Vị Tha

 Vị tha và không mong đợi sự đền đáp là cách bạn khiến những người xung quanh trân trọng. Đây là một trong những phương thuốc khó tìm nhất để nuôi dưỡng một mối quan hệ hoàn hảo nhưng không phải là không thể. Khi bạn mong đợi bất kỳ lợi nhuận nào từ người khác, nghĩa là bạn đang biến mình thành người vụ lợi. Một mối quan hệ thật sự không có chỗ cho sự vụ lợi. Đó cũng là quy luật.

Con người không ai là không phạm sai lầm. Cái chính là họ nhận ra lỗi lầm và sửa chữa. Đứng trước những người muốn quay đầu lại, chúng ta nên có cái nhìn bao dung và tha thứ. Một mối quan hệ tốt đẹp sẽ tồn tại sự tha thứ cùng những suy nghĩ tích cực.

7. Giúp Đỡ 

Luôn giúp đỡ những người cần giúp đỡ. Đó là cách bạn mở lòng với những người xung quanh và tích đức cho chính bản thân mình. Khi bạn giúp đỡ ai đó nghĩa là bạn cho đi tình thương, cho đi sự chân thành. Cái bạn nhận được sẽ là sự biết ơn, sự may mắn mà đôi khi bạn cũng không thể biết.

8. Không phán xét người khác

Thông thường, người ta dễ để ý đến những khiếm khuyết của người khác. Cheryl Fraser nói rằng: “Nếu bạn tìm kiếm bằng chứng cho thấy người bạn đời của mình không hoàn hảo, bạn sẽ tìm thấy điều đó. Nhưng tin tốt là, nếu bạn muốn tìm kiếm bằng chứng cho thấy họ tử tế, hài hước và đôi khi chăm sóc bạn chu đáo, bạn cũng sẽ tìm thấy điều đó.”

Mỗi người lớn lên với những trải nghiệm và môi trường khác nhau. Không có ai sai và không có ai đúng cả, chỉ là khác nhau và bạn cần tôn trọng quan điểm của người khác miễn là nó không hại đến ai.

Đây không phải là một điều đơn giản vì con người thường mang trong mình những định kiến nhưng không phải là không thể nếu bạn luyện tập và cố gắng mở lòng.

Xem bài tương tự:  Từ Thất Bại Đến Thành Công

9. Niềm Tin 

Để xây dựng và nuôi dưỡng một mối quan hệ bền vững thì niềm tin là yếu tố không thể thiếu. Sự tin tưởng là mấu chốt quan trọng để có được một mối quan hệ lâu dài.

Để tạo lòng tin cho một người, cần phải có thời gian. Bạn phải luôn nhất quán trong lời nói và hành động, đừng nói về bí mật của người khác và cố gắng giữ lời hứa với họ dù đó chỉ là một việc nhỏ xíu. Bên cạnh đó, việc giúp cho họ nói lời thành thật cũng rất quan trọng. Nếu họ yêu cầu một việc mà bạn không muốn, đừng ngần ngại nói thẳng với họ. Sự tin tưởng sẽ đến khi bạn cho phép mình dễ bị “tổn thương”. Hãy mở lòng để đối phương thấy được cả những ưu điểm lẫn khuyết điểm, những nỗi sợ hãi và sự thiếu tự tin của bạn, điều này sẽ tạo ra những mối liên hệ sâu sắc hơn.

10. Đồng Hành và Chia Sẻ 

Đồng hành và chia sẻ là hai từ khóa mà bạn không thể không nhắc đến khi tạo dựng niềm tin trong một mối quan hệ với người khác. Tìm kiếm cơ hội để chia sẻ và giúp đỡ mọi người về chuyên môn hay lĩnh vực của chính bạn, hoặc về bất kỳ điều gì mà bạn tự tin mình có thể giúp cho đối phương.

Đó không nhất thiết phải là những vấn đề lớn, mà chỉ đơn giản như bạn giới thiệu một chỗ ăn ngon mà họ cần, hay đưa ra những điểm đến du lịch mà họ đang cần tham khảo chẳng hạn. Một chiến lược tuyệt vời khác là giới thiệu những người trong mạng lưới của mình với nhau. Học cách “cho trước, nhận sau”, bạn sẽ ghi điểm ngay với đối phương đó. 

Tóm lại, để nuôi dưỡng các mối quan hệ, bạn cần lắng nghe chủ động, thể hiện sự tôn trọng, dành thời gian chất lượng, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau. Những chiến lược này sẽ giúp bạn xây dựng và duy trì những mối quan hệ ý nghĩa và bền vững trong cuộc sống.